09DKB
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

09DKB

Kinh doanh Bất động sản khóa 2009
 
Trang ChínhTrang Chính  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

Welcome to you!
»»--09DKB.forumvi.net--««
Chào mừng bạn đến với diễn đàn của lớp 09DKB
Khóa 6 Trường Đại Học Tài Chính - Marketing !!!
Chúc bạn có những phút giây vui vẻ!

» Nếu đã có tài khoản, đăng nhập tại đây:«

» Chưa có tài khoản? Nhấn vào đây để đăng ký «

BÀI 11 - Các chỉ số chứng khoán "nói" gì?Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down
BG
BG
Thành viên cấp 6
Thành viên cấp 6
Nam
Tổng số bài gửi317
EQ1
Birthday05/04/1990
Join date : 16/01/2010
Reputation: 517

BÀI 11 - Các chỉ số chứng khoán "nói" gì? Vide
Bài gửiTiêu đề: BÀI 11 - Các chỉ số chứng khoán "nói" gì?,-Thu Feb 18, 2010 9:52 am






Chỉ
số giá cổ phiếu là thông tin rất quan trong đối với hoạt động của thị
trường, đối với nhà đầu tư và đánh giá kinh tế bởi nó thể hiện tình
hình hoạt động của thị trường chứng khoán. Tất cả các thị trường chứng
khoán đều xây dựng hệ thống chỉ số giá cổ phiếu cho riêng mình.

Để hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất, một trong những lời khuyên của các
nhà đầu tư lão luyện là bạn nên luôn theo dõi sát sao các chỉ số giá cổ
phiếu trong ngày.

Chỉ số giá cổ phiếu là thông tin thể hiện
giá chứng khoán bình quân hiện tại so với giá bình quân thời kỳ gốc đã
chọn. Giá bình quân thời kỳ gốc thường được lấy là 100 hoặc 1.000. Ví
dụ, khi thông báo về thị trường chứng khoán đề cập đến chỉ số giá chứng
khoán Hàn Quốc KOSPI ngày 9/1/2003 là 440.78 điểm, tức là ngụ ý nói về
chỉ số giá cổ phiếu của ngày này so với gốc đã chọn là ngày 4/1/1980
với giá gốc là 100. So sánh giá trị chỉ số giữa hai thời điểm khác
nhau, ta được mức biến đổi giá giữa hai thời điểm đó. Nếu trị giá chỉ
số KOSPI ngày 10/1/2003 là 445.28, có nghĩa là thị trường Hàn Quốc đã
có dấu hiệu phục hồi với chỉ số KOSPI đã tăng 5.5 điểm trong ngày. Nếu
đem con số này so sánh với giá đóng cửa hôm trước và nhân với 100, ta
sẽ có sự biến đổi theo % (5.5/440.78) x 100 = 1.25%).

Chỉ số
giá cổ phiếu được tính cho từng cổ phiếu và được niêm yết trên báo chí:
có thể là chỉ số cho tất cả cổ phiếu trên thị trường của một quốc gia,
như chỉ số giá Hangseng của Hồng Kông, chỉ số giá cổ phiếu tổng hợp của
Hàn Quốc (KOSPI); có thể là chỉ số cho từng ngành, nhóm ngành, như chỉ
số giá cổ phiếu ngành công nghiệp của Mỹ (DJIA) hoặc cho trường quốc tế
như chỉ số Hangseng Châu á (HSAI), chỉ số Dow Joness quốc tế (DJWSI)…

Một số yếu tố sau cũng thường được thống kê, tổng hợp đối với chỉ số
giá và thông báo rộng rãi: chỉ số giá ngày nào đó, ngày đó so với ngày
trước đó, so với đầu năm; chỉ số giá cao nhất, thấp nhất trong năm, số
cổ phiếu có chỉ số tăng trong kỳ và giảm trong kỳ và phân tích biến
động theo ngành… Một số chỉ số giá chứng khoán thường được thông báo
trên các phương tiện thông tin đại chúng.


dh2cuc113
dh2cuc113
Thành viên cấp 6
Thành viên cấp 6
Nữ
Tổng số bài gửi528
EQ6
Birthday11/03/1991
Join date : 04/01/2010
Reputation: 628

BÀI 11 - Các chỉ số chứng khoán "nói" gì? Vide
Bài gửiTiêu đề: Re: BÀI 11 - Các chỉ số chứng khoán "nói" gì?,-Sat Feb 20, 2010 10:45 am


ceo ơi!! Ngày T+3 là ngày gì???


BG
BG
Thành viên cấp 6
Thành viên cấp 6
Nam
Tổng số bài gửi317
EQ1
Birthday05/04/1990
Join date : 16/01/2010
Reputation: 517

BÀI 11 - Các chỉ số chứng khoán "nói" gì? Vide
Bài gửiTiêu đề: Qui định T+3 và những ngày liên quan đến chia cổ tức,-Sat Feb 20, 2010 11:16 am




Với các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư dài hạn, cổ tức là một thu nhập rất quan trọng từ việc sở hữu cổ phiếu
của một công ty. Quyết định chia cổ tức là do ban giám đó của công ty
đưa ra. Chẳng có gì bắt buộc một công ty phải trả cổ tức cho cổ đông,
cho dù nếu trong quá khứ nó đã từng làm vậy. Tuy nhiên, nhiều nhà đầu
tư lại coi một mức cổ tức ổn định là thước đo quan trọng cho một cổ
phiếu tốt, vì vậy hầu hết các công ty đều phải phân vân nếu họ có ý
định giảm hoặc không chia cổ tức.

Người ta
có thể chia cổ tức dưới nhiều dạng khác nhau, nhưng phổ biến nhất là
chia cổ tức bằng tiền mặt hoặc bằng cổ phiếu. Nhưng điều hay gây rắc
rối ở đây không phải là cổ tức được chia thế nào, chia bao nhiêu mà vấn
đề là cổ tức được chia khi nào?


Có bao nhiêu ngày liên quan đến việc chia cổ tức?

một người tham gia vào thị trường chứng khoán, chắc hẳn bạn đã từng
lúng túng khi gặp phải rất nhiều khái niệm liên quan đến ngày trả cổ
tức của một công ty: ngày công bố cổ tức, ngày giao dịch không hưởng cổ
tức, ngày khóa sổ, ngày thanh toán cổ tức.
Thật
may mắn, vì nếu là nhà đầu tư, bạn chỉ cần quan tâm đến 2 ngày: ngày
ngày giao dịch không hưởng cổ tức và ngày thanh toán. Nắm vững đặc điểm
của hai ngày này đã là đủ với một nhà đầu tư. Còn từ góc độ của công
ty, ngày khóa sổ và ngày thanh toán là những mốc quan trọng.


Qui định T+3 về ngày thanh toán và ngày khóa sổ
Theo
qui định T +3: nhà đầu tư chỉ có thể nhận được chứng khoán (nếu là
người mua) hoặc tiền (nếu là người bán) trên tài khoản của mình tại
CTCK sau 3 ngày làm việc (T+3) kể từ ngày mua bán. Đây là một qui định
mang tính quốc tế mà hầu hết các thị trường chứng khoán trên thế giới
đều áp dụng, trong đó có cả Việt Nam.

Khi một công ty công bố
việc chia cổ tức, thì ngoài số cổ tức được chia trên mỗi cổ phiếu, nó
còn công bố ngày khóa sổ (books closing date) hay còn gọi là ngày ghi
nhận (record date). Tất cả các cổ đông có tên trong sổ đăng ký cổ phần
của công ty vào ngày đó sẽ được chia cổ tức.
Nhưng
để cố tên trong sổ đăng ký cổ phần vào ngày đó, các nhà đầu tư phải mua
cổ phiếu từ ít nhất là 3 ngày làm việc trước đó. Đó chính là ý nghĩa
của qui định T+3 trong trường hợp này. Khi các nhà đầu tư mua cổ phiếu
thông qua một người môi giới, ngay khi giao dịch ấy được thực thi thì
nhà đầu tư đó đã trở thành người sở hữu về mặt kinh tế đối với cổ phiếu
đó, và phải chịu mọi rủi ro, lãi lỗ có thể xảy ra đối với các biến động
giá của nó. Tuy nhiên, ngày mà giao dịch ấy thực sự được thực hiện, về
mặt vật lý, khi tiền được chuyển từ tài khoản của người mua sang tài
khoản người bán, và người mua thực sự nhận được cổ phiếu là 3 ngày làm
việc sau ngày khớp lệnh nói trên.
Khoảng thời gian này cho phép những người có nhiệm vụ thực thi các lệnh giao dịch
loại bỏ mọi trục trặc và tranh chấp trước ngày giao dịch thực sự. Vì
vậy, để có thể trở thành người nắm giữ cổ phiếu vào ngày khóa sổ, và
nhờ đó, có quyền được nhận cổ tức, nhà đầu tư cần phải mua nó ít nhất 3
ngày trước đó. Để tránh cho nhà đầu tư phải tự mình làm những phép
tính toán phức tạp đồng thời có thể mắc sai sót, đặc biệt khi mà khoảng
thời gian 3 ngày này có dính dáng đến những ngày nghỉ lễ thì thông
thường, chính sàn giao dịch sẽ làm tất cả những việc đó. Sau khi công
ty công bố ngày khóa sổ, sàn giao dịch sẽ thông báo cho toàn bộ thị
trường về ngày mà các nhà đầu tư cần phải mua cổ phiếu trước đó để được
hưởng cổ tức.


Ngày giao dịch không hưởng cổ tức
Ngày
giao dịch không hưởng cổ tức là ngày mà nếu bạn mua cổ phiếu vào hoặc
sau ngày đó thì bạn sẽ không được hưởng cổ tức của lần chia đó (dĩ
nhiên điều này chẳng ảnh hưởng gì đến quyền nhận cổ tức của bạn 1 năm
sau đó, nếu bạn còn giữ cổ phiếu đó!) Vì vậy, một điều quan trọng đối
với nhà đầu tư là phải nắm được ngày đặc biệt này. Theo qui định T+3
nói trên thì ngày giao dịch không hưởng cổ tức được hiểu là 2 ngày
trước ngày khóa sổ.
Vào ngày giao dịch không
hưởng cổ tức, giá cổ phiếu sẽ sụt xuống một khoảng xấp xỉ với giá trị
phần cổ tức được chia. Nhưng mọi thứ đều công bằng bởi vì bạn sẽ được
bù đắp bằng chính số cổ tức ấy trong 1,2 tuần sau đó. Vì vậy, đừng có
bi lụy chỉ vì cổ phiếu của bạn đã bị sụt mất vài % chỉ sau có 1 đêm.
Tất nhiên, không có gì là tuyệt đối cả, giá cổ phiếu sẽ sụt xuống có
thể nhiều hơn hoặc ít hơn số cổ tức được chia một chút, tùy thuộc hoàn
toàn vào các yếu tố hàng ngày hàng giờ vẫn ảnh hưởng đến giá của nó.

dụ: ngày 15/3/2007 công ty Cổ phần đồ hộp Hạ Long (CAN) công bố sẽ chia
cổ tức 2000 đ/cp, ngày công ty chính thức khóa sổ là 31/3/2007, như vậy
vào ngày 31/3, tất cả các cổ đông có tên trong sổ đăng ký cổ đông của
công ty sẽ được quyền nhận cổ tức. Vì Việt Nam cũng áp dụng qui định
T+3, nên ngày giao dịch không hưởng cổ tức là 29/3/2007. Những nhà đầu
tư nào mua cổ phiếu CAN từ ngày 29/3 trở đi sẽ chỉ trở thành cổ đông
chính thức của CAN từ 1/4/07 trở đi, cho nên không được quyền hưởng cổ
tức lần này. Giả sử đây là thông tin duy nhất ảnh hưởng đến cổ phiếu
của CAN thì giá của nó vào 29/3 sẽ giảm tương ứng từ 30.000 đ/cp xuống
còn 28.000/cp.

Ngày cuối cùng có liên quan
đến việc chia cổ tức là ngày thanh toán, ngày mà công ty tiến hành việc
thanh toán (tiền, hoặc cổ phiếu) cho cổ đông của mình. Thông thường thì
việc thanh toán thực tế này diễn ra một vài tuần sau ngày khóa sổ.


Một cơ hội kiếm lời tuyệt vời?
Khi
mà không ít các nhà đầu tư vẫn hay lúng túng trước những thời điểm đặc
biệt như thế này thì chẳng có gì là ngạc nhiên khi người ta có hẳn một
chiến lược riêng để khai thác điểm yếu ấy. Chiến thuật ấy được gọi là "đánh cắp cổ tức"
- (stripping dividend) thông qua việc mua một cổ phiếu ngay trước ngày
giao dịch không hưởng cổ tức, thu cổ tức và các khoản hoàn thuế ưu đãi
liên quan, rồi bán đi ngay sau đó.
Nếu cổ phiếu giảm giá ít hơn khoản cổ tức được chia, nhà đầu tư sẽ dễ dàng kiếm được lợi nhuận.
Nhưng thật không may là thị trường chứng khoán lại không có thói quen
cho không ai cái gì, chẳng có gì đảm bảo cho nhà đầu tư là điều ngược
lại không xảy ra.
Còn về khoản hoàn thuế ưu đãi
thì sao? Theo hệ thống thuế của một số nước (Australia, New Zealand),
để tránh việc đánh thuế hai lần lên số cổ tức của nhà đầu tư (trước đó
đã phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp), cơ quan thuế thường cho phép
hoàn thuế với phần mà công ty đã nộp.
Ví dụ:
1 công ty có lợi nhuận $20/cp. Công ty này phải nộp thuế thu nhập doanh
nghiệp 30% ~ $6/cp. Công ty chia cổ tức 50% số lợi nhuận. Như vậy nhà
đầu tư nhận cổ tức ($7/cp) và anh ta sẽ được cơ quan thuế hoàn lại số
thuế tương ứng $3 để có thu nhập đủ $10/cp, số tiền này sau đó mới được
tính vào thu nhập chịu thuế của cá nhân.

Nhà đầu tư có thể lợi dụng qui định này để chiếm lấy phần hoàn thuế
này rồi bán ngay cổ phiếu đó đi. Tuy nhiên, vấn đề không đơn giản như
vậy. Cơ quan thuế các nước này còn đặt ra một qui định có tên là "qui
định 45 ngày", theo qui định này, nhà đầu tư muốn hưởng khoản hoàn thuế
trên phải nắm giữ cổ phiếu đó tối thiểu là 45 ngày trước và sau ngày
giao dịch không hưởng cổ tức. Trong suốt thời gian ấy không phải cổ
phiếu nào cũng giữ được giá ổn định và số tiền mà nhà đầu tư thu được
theo cách này cũng không còn hấp dẫn nữa, ngoài ra còn chưa tính đến
các khoản thuế phụ trội khác. Rốt cuộc, những nhà đầu tư kiểu này chỉ
tổ làm giàu cho các tay môi giới.


BG
BG
Thành viên cấp 6
Thành viên cấp 6
Nam
Tổng số bài gửi317
EQ1
Birthday05/04/1990
Join date : 16/01/2010
Reputation: 517

BÀI 11 - Các chỉ số chứng khoán "nói" gì? Vide
Bài gửiTiêu đề: Re: BÀI 11 - Các chỉ số chứng khoán "nói" gì?,-Sat Feb 20, 2010 11:22 am


Kể từ ngày
01/12/2009, UBCKNN yêu cầu tất cả các CTCK phải chấm dứt việc cho phép
khách hàng bán chứng khoán trước ngày T+4 hoặc cho khách hàng vay chứng
khoán để bán ra.


Hôm nay 24/11, Uỷ ban
Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã ra công văn số 2649/UBCK-PTTT về việc
tuân thủ quy định giao dịch chứng khoán, nhằm đảm bảo tính công bằng,
công khai trong hoạt động kinh doanh chứng khoán, trong khi chờ Bộ Tài
chính chính thức ban hành các văn bản hướng dẫn mới về giao dịch chứng
khoán.

UBCKNN yêu cầu tất cả các công ty chứng khoán tuân thủ quy định giao
dịch chứng khoán. Trong đó, UBCKNN yêu cầu tất cả các CTCK phải chấm
dứt việc cho phép khách hàng bán chứng khoán trước ngày T+4 hoặc cho
khách hàng vay chứng khoán để bán ra.


Trung tâm Lưu ký Chứng
khoán trong quá trình thực hiện thanh toán, bù trừ giao dịch chứng
khoán, nếu phát hiện các thành viên lưu ký vi phạm các quy định trên
đây, kể từ ngày 1/12/2009 phải báo cáo ngay UBCKNN để xử lý nghiêm theo
quy định của pháp luật.


Các trường hợp vi phạm
quy định giao dịch chứng khoán đã bị UBCKNN phát hiện gần đây sẽ tiếp
tục bị xử lý và công bố công khai trên Website của UBCKNN.


Theo quy định hiện hành,
việc thanh toán giao dịch cổ phiếu, chứng chỉ quỹ niêm yết tại các sở
giao dịch ấn định theo ngày làm việc thứ 3 (T+3). Tuy nhiên, trên thực
tế do trường hợp chứng khoán về tài khoản vào chiều ngày làm việc thứ
3, nên để có thể giao dịch, nhà đầu tư buộc phải theo T+4.


UBCKNN cũng cho biết đây
là biện pháp tạm thời, sắp tới UBCK sẽ tiến hành nghiên cứu tình hình
và có thể sẽ quyết định rút ngắn khoảng cách T+ để tạo điều kiện thuận
lợi cho các nhà đầu tư.


Sponsored content


BÀI 11 - Các chỉ số chứng khoán "nói" gì? Vide
Bài gửiTiêu đề: Re: BÀI 11 - Các chỉ số chứng khoán "nói" gì?,-



BÀI 11 - Các chỉ số chứng khoán "nói" gì?

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang
Trang 1 trong tổng số 1 trang
* Viết tiếng Việt có dấu, là tôn trọng người đọc.
* Chia sẻ bài sưu tầm có ghi rõ nguồn, là tôn trọng người viết.
* Thực hiện những điều trên, là tôn trọng chính mình.
-Nếu chèn smilies có vấn đề thì bấm A/a trên phải khung viết bài
Quyền của bạnBạn không có quyền trả lời bài viết
09DKB :: FMG :: FMG :: Thông báo của FMG-
Design by Krish
Sử dụng mã nguồn Phpbb phiên bản 2.0
Copyright ©2008 - 2010

Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất