09DKB
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

09DKB

Kinh doanh Bất động sản khóa 2009
 
Trang ChínhTrang Chính  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

Welcome to you!
»»--09DKB.forumvi.net--««
Chào mừng bạn đến với diễn đàn của lớp 09DKB
Khóa 6 Trường Đại Học Tài Chính - Marketing !!!
Chúc bạn có những phút giây vui vẻ!

» Nếu đã có tài khoản, đăng nhập tại đây:«

» Chưa có tài khoản? Nhấn vào đây để đăng ký «

BÀI 12 - Bản cáo bạchXem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down
BG
BG
Thành viên cấp 6
Thành viên cấp 6
Nam
Tổng số bài gửi317
EQ1
Birthday05/04/1990
Join date : 16/01/2010
Reputation: 517

BÀI 12 - Bản cáo bạch Vide
Bài gửiTiêu đề: BÀI 12 - Bản cáo bạch,-Thu Feb 18, 2010 9:54 am


1. Bản cáo bạch là gì?

Khi phát hành chứng khoán ra công chúng, công ty phát hành phải công bố
cho người mua chứng khoán những thông tin về bản thân công ty, nêu rõ
những cam kết của công ty và những quyền lợi cơ bản của người mua chứng
khoán...để trên cơ sở đó người đầu tư có thể ra quyết định đầu tư hay
không. Tài liệu phục vụ cho mục đích đó gọi là Bản cáo bạch hay Bản
công bố thông tin.

Bản cáo bạch chính là một lời mời hay
chào bán để công chúng đầu tư đăng ký hoặc mua chứng khoán của công ty
phát hành. Bản cáo bạch bao gồm mọi thông tin liên quan đến đợt phát
hành. Do đó, thông tin đưa ra trong Bản cáo bạch sẽ gắn với các điều
khoản thực hiện lời mời hay chào bán.

Thông thường, một công
ty muốn phát hành chứng khoán phải lập Bản cáo bạch để Uỷ ban Chứng
khoán Nhà nước xem xét, gọi là Bản cáo bạch sơ bộ. Bản cáo bạch sơ bộ
khi đã được Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận sẽ được coi là Bản
cáo bạch chính thức. Khi thực hiện chào bán chứng khoán, ngoài Bản cáo
bạch chính thức, công ty phát hành thường cung cấp Bản cáo bạch tóm
tắt. Nội dung Bản cáo bạch tóm tắt là tóm gọn lại những nội dung chính
của Bản cáo bạch chính thức nhưng vẫn phải đảm bảo tuân thủ theo các
quy định của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước.


2. Tại sao cần phải đọc Bản cáo bạch

Bản cáo bạch là một tài liệu rất quan trọng.Với tư cách là một nhà đầu
tư, Bản cáo bạch là phương tiện giúp bạn đánh giá mức độ sinh lời và
triển vọng của công ty trước khi bạn quyết định có đầu tư vào công ty
hay không. Một quyết định thiếu thông tin có thể làm bạn phải trả giá
đắt.

Bởi vậy, bạn nên đọc Bản cáo bạch một cách kỹ lưỡng và
tìm hiểu rõ những may rủi thực sự của công ty trước khi ra quyết định
đầu tư. Bạn nên đánh giá cẩn thận những yếu tố cơ bản của công ty đăng
ký niêm yết thông qua nghiên cứu các thông tin trong Bản cáo bạch. Mặc
dù những đợt chào bán lần đầu ra công chúng thường là cơ hội đầu tư tốt
vì chúng thường mang lại lợi nhuận ban đầu cao, do cổ phiếu tăng giá,
nhưng rủi ro vẫn tồn tại.


3. Bản cáo bạch thường gồm 8 mục chính sau:

Trang bìa;

Tóm tắt Bản cáo bạch;

Các nhân tố rủi ro;

Các khái niệm;

Chứng khoán phát hành;

Các đối tác liên quan tới đợt phát hành;

Tình hình và đặc điểm của tổ chức phát hành;

Phụ lục.


4. Cách sử dụng bản cáo bạch

Bạn nên bắt đầu phân tích một công ty phát hành bằng Bản cáo bạch của
công ty. Trong quá trình thực hiện bạn nên tự đặt ra cho mình một số
câu hỏi quan trọng. Ví dụ, việc kinh doanh của công ty đó có tiến triển
hay không?, doanh số bán hàng tăng có nghĩa là lợi nhuận cũng tăng và
dẫn tới giá cổ phiếu tăng. Nhưng các con số chưa phải nói lên tất cả.
Do vậy, bạn nên nghiên cứu kỹ Bản cáo bạch để tìm ra những dấu hiệu
tăng trưởng của công ty.

Bạn cũng nên tìm hiểu về Ban giám
đốc của công ty phát hành, các sản phẩm của công ty và tự đặt ra câu
hỏi liệu các sản phẩn này có tiếp tục bán được nữa không?


5. Những thông tin cần xem

Trang bìa (mặt trước và mặt sau);

Thời gian chào bán;

Các khái niệm;

Tình hình và đặc điểm của tổ chức phát hành;

Bảng mục lục;

Tóm tắt Bản cáo bạch;

Tóm tắt về vốn cổ phần, thống kê sô liệu phát hành / chào bán, số nợ và phương án sử dụng tiền thu được từ đợt phát hành;

Chứng khoán phát hành;

Thông tin về ngành kinh doanh;

Thông tin tài chính;

Thông tin về cổ đông, Hội đồng quản trị và Ban giám đốc;

Các đối tác liên quan tới đợt phát hành;

Các nhân tố rủi ro liên quan đến ngành kinh doanh và triển vọng của công ty;

Phụ lục;

Thủ tục nộp hồ sơ và chấp thuận.


6. Thông tin chính của trang bìa

Các chứng khoán sẽ được bán;

Số lượng chứng khoán sẽ được bán;

Giá bán các chứng khoán;

Tổ chức liên quan đến đợt phát hành.


7. Tóm tắt bản cáo bạch

Phần này giúp bạn tìm hiểu khái quát những thông tin tóm tắt về công ty.

Giới thiệu chung về công ty phát hành, các hoạt động kinh doanh, người
hỗ trợ phát hành, các cổ đông lớn và Ban giám đốc của công ty;

Tóm tắt về thông tin tài chính của công ty phát hành, kể cả triển vọng của công ty;

Tóm tắt về các yếu tố rủi ro liên quan hoặc ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh và tài chính của công ty phát hành;

Tóm tắt về vốn cổ phần, thống kê phát hành hoặc chào bán, số nợ, số
tiền thu được từ đợt phát hành và mục đích sử dụng số tiền này.

Thông tin về ngành kinh doanh - công ty đang có những hoạt động kinh doanh gì?

Thông tin đưa ra thường bao gồm:

Tình hình (các) ngành kinh doanh chính mà công ty phát hành tham gia;

Triển vọng của (các) ngành liên quan có ảnh hưởng tới hoạt động ngành kinh doanh chính của công ty phát hành;

Loại sản phẩm, dịch vụ kinh doanh chính của công ty;

Khách hàng và nhà cung cấp của công ty phát hành;

Công nghệ, phương thức sản xuất và kênh phân phối sử dụng;

Các nhân tố thương mại như hệ thống bán lẻ, đại lý, hệ thống phân phối,
nhãn hiệu sản phẩm, giấy phép kinh doanh, bằng sáng chế và khả năng
nghiên cứu và phát triển.

Đối với các công ty đăng ký niêm
yết được hưởng chính sách ưu đãi thì phần thông tin về ngành kinh doanh
này trong Bản cáo bạch cũng cần phải công bố chi tiết các vấn đề về
công nghệ của những công ty này.


8. Thông tin tài chính – công chúng đầu tư tham gia có làm lợi nhuận giảm?

Thông tin tài chính là một phần quan trọng trong Bản cáo bạch và thường
được chia thành 2 phần: Thông tin tài chính trong quá khứ; Thông tin
tài chính trong tương lai.

a) Phần thông tin tài chính trong quá khứ

Thường bao gồm tóm tắt các bản báo cáo tài chính đã được kiểm toán, và
bảng cân đối kế toán (trên cơ sở tổng hợp) theo mẫu, được trích ra từ
Báo cáo của kiểm toán trong phần phụ lục của Bản cáo bạch. Một số ngành
kinh doanh còn yêu cầu cung cấp cả thông tin về luồng thu nhập. Việc
công bố thông tin tài chính trong quá khứ thường được tính từ 2 năm tài
chính trước. Thông tin phải đi kèm với phần giải thích và phân tích
hoạt động tài chính trong quá khứ. Nếu có bất cứ một sai sót nào trong
các thông tin tài chính được công bố mà Uỷ ban Chứng khoán phát hiện
được thì tổ chức kiểm toán cũng như tổ chức bảo lãnh phát hành phải
chịu trách nhiệm liên đới trước pháp luật cùng với tổ chức phát hành.

b) Phần thông tin tài chính tương lai gồm các dự tính về:

Doanh thu;

Lợi nhuận trước thuế trước và sau khi tính lãi cho cổ đông thiểu số ngoài công ty;

Lợi nhuận sau thuế;

Tổng cổ tức và cổ tức ròng.

Từ dự tính về lợi nhuận và giá chào bán cổ phiếu của công ty phát hành,
bạn có thể tính ra các mức giá thị trường của một cổ phiếu tính theo
thu nhập trên mỗi cổ phiếu trong năm của công ty phát hành (được ký
hiệu là P /E). Hệ số này cho thấy khi nào thì giá cổ phiếu phù hợp với
thu nhập. Tức là các công ty có nhiều cơ hội tăng trưởng thường có P /E
cao hơn các công ty có ít cơ hội tăng truởng. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý
trường hợp P /E cao có thể là do mức thu nhập (E) thấp. Căn cứ vào hệ
số P /E, cùng với sự phân tích về mặt chất lượng của công ty phát hành,
bạn có thể đánh giá đợt phát hành, chào bán cổ phiếu của công ty so với
các mức cổ phiếu đã được niêm yết của các công ty trong cùng ngành.


9. Cổ đông, Hội đồng quản trị và Ban giám đốc – những ai là người điều hành đợt phát hành

Bạn nên đọc danh sách các cổ đông, Hội đồng quản trị và Ban giám đốc.
Mặc dù các dữ liệu đưa ra không phải là con dấu đảm bảo về chất lượng
kỹ năng quản lý của họ, nhưng bạn vẫn có thể biết được trình độ chuyên
môn và kinh nghiệm quản lý của những con người này.

Bạn cần
chú ý các quyền lợi của các cổ đông lớn, Hội đồng quản trị và đội ngũ
lãnh đạo chủ chốt trong các ngành tương tự hoặc các ngành cạnh tranh
nếu chúng được nêu trong Bản cáo bạch. Bạn cũng nên chú ý các giao dịch
trong quá khứ hoặc trong tương lai với các công ty liên quan. Bản cáo
bạch sẽ cung cấp đầy đủ các nhóm thành viên sau:

Cổ đông lớn và các nhà sáng lập của công ty phát hành, kể cả tên và cổ phần của các cá nhân đứng đằng sau công ty;

Hội đồng quản trị bao gồm cổ phần mà họ đại diện, chi tiết về trình độ,
kinh nghiệm và phần trách nhiệm của mỗi giám đốc, và họ có phải là các
giám đốc điều hành hay không;

Đội ngũ cán bộ quản lý dưới cấp uỷ viên Hội đồng quản trị, chi tiết về trình độ, kinh nghiệm và phần trách nhiệm của họ;

Tỷ lệ sở hữu cổ phiếu, trái phiếu của từng thành viên nói trên.


10. Các yếu tố rủi ro

Các rủi ro chung bao gồm:

Việc tăng, giảm giá chứng khoán phụ thuộc vào các điều kiện của thị
trường chứng khoán nói chung, của tình trạng kinh tế đất nước và thế
giới;

Những thay đổi trong chính sách của Chính phủ;

Những rủi ro về ngoại hối;

Những thay đổi về tỷ lệ lãi suất;

Những rủi ro có thể xảy ra của công ty bao gồm:

Sự phụ thuộc vào những cán bộ chủ chốt;

Sự phụ thuộc vào một số ít các khách hàng, nhà cung cấp hoặc các dự án trong nội bộ công ty;

Những thay đổi về giá nguyên liệu thô;

Sự hợp nhất giưã các đối thủ cạnh tranh hoặc các công ty mới tham gia vào ngành;

Tranh chấp cụ thể đã bắt đầu phát sinh hoặc bị mang ra toà.

Trong phần này bạn cần tìm hiểu xem Hội đồng quản trị của công ty định
giải quyết hoặc làm giảm ảnh hưởng của các nhân tố rủi ro đã xác định
như thế nào.


BÀI 12 - Bản cáo bạch

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang
Trang 1 trong tổng số 1 trang
* Viết tiếng Việt có dấu, là tôn trọng người đọc.
* Chia sẻ bài sưu tầm có ghi rõ nguồn, là tôn trọng người viết.
* Thực hiện những điều trên, là tôn trọng chính mình.
-Nếu chèn smilies có vấn đề thì bấm A/a trên phải khung viết bài
Quyền của bạnBạn không có quyền trả lời bài viết
09DKB :: FMG :: FMG :: Thông báo của FMG-
Design by Krish
Sử dụng mã nguồn Phpbb phiên bản 2.0
Copyright ©2008 - 2010

Create a forum on Forumotion | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất