09DKB
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

09DKB

Kinh doanh Bất động sản khóa 2009
 
Trang ChínhTrang Chính  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

Welcome to you!
»»--09DKB.forumvi.net--««
Chào mừng bạn đến với diễn đàn của lớp 09DKB
Khóa 6 Trường Đại Học Tài Chính - Marketing !!!
Chúc bạn có những phút giây vui vẻ!

» Nếu đã có tài khoản, đăng nhập tại đây:«

» Chưa có tài khoản? Nhấn vào đây để đăng ký «

BÀI 7 - Tìm hiểu chỉ số P/EXem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down
BG
BG
Thành viên cấp 6
Thành viên cấp 6
Nam
Tổng số bài gửi317
EQ1
Birthday05/04/1990
Join date : 16/01/2010
Reputation: 517

BÀI 7 - Tìm hiểu chỉ số P/E Vide
Bài gửiTiêu đề: BÀI 7 - Tìm hiểu chỉ số P/E,-Thu Feb 18, 2010 9:48 am






P/E là một chỉ số được các nhà đầu tư sử dụng rất phổ biến trong phân
tích tài chính. Tất nhiên tỷ lệ này cũng có những hạn chế nhất định
(chúng ta sẽ đề cập trong phần sau) nhưng nó có ưu điểm là dễ tính và
dễ hiểu. Nếu bạn muốn biết thị trường sẵn sàng trả bao nhiêu cho mỗi
đôla lợi nhuận của một công ty, chúng ta hãy xem xét P/E.

P/E
là một tỷ lệ phần trăm giữa thị giá một cổ phiếu và thu nhập trên một
cổ phhiếu. Nếu giá một cổ phiếu cuả IBM là 60 đôla và thu nhập của mỗi
cổ phiếu là 3 đôla thì tỷ lệ P/E sẽ là 20 (60/3). điều này có nghĩa là
nhà đầu tư sẵn sàng trả 20 đôla cho mỗi đôla lợi nhuận của công ty. Nếu
P/E giảm xuống còn18 có nghĩa là nhà đầu tư chỉ trả 18 đôla cho mỗi
đôla lợi nhuận.

P/E truyền thống- tức là tỷ lệ P/E mà bạn
vẫn thấy hàng ngày trên các tạp chí chứng khoán- còn gọi là P/E hiện
tại. Để tính chỉ số này người ta lấy giá cổ phiếu chia cho lợi tức cổ
phiếu của 12 tháng gần nhất.

Bên cạnh đó các nhà đầu tư còn
sử dụng tỷ lệ P/E tương lai bằng cách lấy giá cổ phiếu chia cho lợi tức
cổ phiếu của năm sau do Phố Wall ước tính.

Chỉ số nào tốt
hơn? Tỷ lệ P/E truyền thống có ưu điểm là nó phản ánh tình hình thực tế
của doanh nghiệp vì mẫu số ( E) là con số thực tế đã được kiểm toán và
báo cáo cho Uỷ ban chứng khoán và hối đoái. Tuy nhiên, nhược điểm của
nó là lợi nhuận này chắc chắn sẽ thay đổi trong tương lai. Do đó, bằng
cách ước tính lợi nhuận trong tương lai, chỉ số P/E tương lai dự đoán
cả mức tăng trưởng của doanh nghiệp. Mặc dù con số ước tính này có thể
không chính xác, ít nhất nó cũng giúp các nhà đầu tư có cơ sở để tham
khảo ra quyết định đầu tư.

Giả sử bạn có cổ phiếu của 2
công ty hoạt động trong cùng một ngành - ví dụ Exxon và Texaco - cùng
có tỷ lệ P/E là 20. Giá cổ phiếu của Exon là 60 đôla và thu nhập là 3
đôla trong khi giá cổ phiếu của Texaco là 80 đôla và thu nhập là 4
đôla. Dường như 2 quyết định đầu tư này là như nhau nếu bạn không xem
xét tới tỷ lệ P/E tương lai.

Phố Wall ước tính thu nhập của
Exon sẽ tăng tới 3,75 đôla một cổ phiếu (tức 25%) còn cổ phiếu của
Texaco chỉ tăng tới 4,25 đôla( 6%). Trong trường hợp đó chỉ số P/E
tương lai của Exon giảm xuống còn 16 trong khi đó chỉ số P/E tương lai
của Texaco là 18,8. Nếu dự đoán này là đúng thì hiển nhiên mua cổ phiếu
của Exxon sẽ có lợi hơn.

Nhược điểm lớn nhất của cả 2 chỉ số
này là đôi khi các công ty che giấu thu nhập của họ bằng cách công bố
lãi nhiều hơn thực tế. Một kế toán viên có thể đưa ra những con số
khống và khai tăng tỷ lệ tăng trưởng thu nhập lên một vài điểm

Một thực tế nữa là thu nhập ước tính có thể thay đổi tuỳ theo tình hình
phát triển của công ty và tuỳ theo mỗi nhà phân tích Phố Wall. Vì vậy,
mặc dù được các nhà đầu tư sử dụng phổ biến nhưng tỷ lệ P/E cũng chỉ là
một chỉ số để tham khảo mà thôi.

Đánh giá tỷ lệ ROE



Làm
thế nào nhà đầu tư đánh giá được khả năng sinh lợi của đồng vốn sở hữu
cổ đông để có thể thấy được một đồng vốn tạo khả năng bao nhiêu đồng
lời và tỷ lệ sinh lời của nó để quyết định đầu tư công ty X này mà
không đầu tư vào công ty Y khác có cùng ngành nghề?

Chúng ta
đã tìm hiểu chỉ số EPS, có liên quan mật thiết đến việc xác định khả
năng sinh lời của công ty trên một cổ phần mà nhà đầu tư mua vào. Chỉ
số này chưa phản ánh một cách chính xác khả năng sinh lời từ toàn bộ
vốn sở hữu cổ đông mà vốn này ngoài vốn góp cổ đông dưới dạng cổ phần
còn bao gồm có thể là lợi nhuận để lại các quỹ phát triển kinh doanh,
chênh lệch phát hành... Phản ánh khá chính xác các khả năng đó chính là
ROE (return on equity) trị giá biểu thị bằng tỷ lệ phần trăm (%).

Trị giá ROE được tính bằng cách lấy lợi nhuận ròng (net income) theo
niên độ kế toán (từ 1 tháng 1 đến 31 tháng 12) sau khi đã trả cổ tức
cho cổ phần ưu đãi nhận cổ tức nhưng trước khi chi trả cổ tức cho cổ
phần thường chia cho toàn bộ vốn sở hữu chủ, tức tài sản ròng (xin xem
bài chỉ số NAV là gì?) vào lúc đầu niên độ kế toán.

Chỉ số này
là thước đo chính xác nhất để bạn đánh giá một đồng vốn của cổ đông bỏ
ra và tích luỹ được (có thể lợi nhuận để lại) tạo ra bao nhiêu đồng
lời. Từ đó nhà đầu tư có cơ sở tham khảo khi quyết định mua công ty X
hay công ty Y có cùng ngành nghề với nhau.

Tỷ lệ ROE càng cao
chứng tỏ công ty sử dụng hiệu quả đồng vốn của cổ đông, điều này có
nghĩa công ty cân đối một cách hài hoà giữa đồng vốn cổ đông với đồng
vốn vay (vì nếu vay nhiều thì phải trả lãi vay làm giảm lợi nhuận) để
khai thác lợi thế cạnh tranh của mình trên thị trường để tăng doanh
thu, tăng lợi nhuận.

Tỷ lệ này giúp cho nhà đầu tư đánh giá công ty ở góc độ như sau:

* Khi công ty chỉ đạt tỷ lệ ROE tương đương với lãi vay ngân hàng
(khoảng 10%/năm) thì ở mức độ đánh giá tương đối, bạn hãy xem lại khả
năng sinh lời của công ty này vì nếu công ty nào cũng chỉ sinh lời ở
mức này thì sẽ không có công ty nào đi vay ngân hàng vì lợi nhuận từ
vốn vay chỉ đủ để trả lãi vay ngân hàng. Tất nhiên ở đây chỉ đặt trường
hợp công ty chưa vay ngân hàng.

* Khi công ty đạt tỷ lệ ROE
cao hơn lãi vay ngân hàng thì bạn nên tìm hiểu xem công ty đã vay ngân
hàng và khai thác hết lợi thế cạnh tranh trên thị trường chưa để có thể
đánh giá công ty có tiềm năng tăng tỷ lệ này hay không trong tương lai.
Nếu còn mở rộng được thị phần thì cần thêm vốn, vốn này có thể vay và
công ty vẫn có thể có lời sau khi trả lãi cho khoảng vốn vay này.

Tuy nhiên, vay vốn ngoài việc trả lãi còn phải trả gốc cho nên ảnh
hưởng rất nhiều đến yếu tố thanh khoản công ty, vì vậy cân đối vốn vay
và vốn cổ đông cũng là bài toán quản lý của công ty.

* Ngoài
ra, tỷ lệ này cũng giúp cho nhà đầu tư đánh giá các công ty trong cùng
một ngành nghề để ra quyết định lựa chọn đầu tư một trong số các công
ty có cùng ngành nghề đó, phương thức lựa chọn tất nhiên vẫn là tỷ lệ
ROE cao, vì như đã nói ở trên thì ROE của công ty càng cao thì có khả
năng tăng lợi thế cạnh tranh càng mạnh, khi đó lợi thế cạnh tranh của
các công ty khác sẽ bị giảm xuống.


BÀI 7 - Tìm hiểu chỉ số P/E

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang
Trang 1 trong tổng số 1 trang
* Viết tiếng Việt có dấu, là tôn trọng người đọc.
* Chia sẻ bài sưu tầm có ghi rõ nguồn, là tôn trọng người viết.
* Thực hiện những điều trên, là tôn trọng chính mình.
-Nếu chèn smilies có vấn đề thì bấm A/a trên phải khung viết bài
Quyền của bạnBạn không có quyền trả lời bài viết
09DKB :: FMG :: FMG :: Thông báo của FMG-
Design by Krish
Sử dụng mã nguồn Phpbb phiên bản 2.0
Copyright ©2008 - 2010

Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất