09DKB
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

09DKB

Kinh doanh Bất động sản khóa 2009
 
Trang ChínhTrang Chính  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

Welcome to you!
»»--09DKB.forumvi.net--««
Chào mừng bạn đến với diễn đàn của lớp 09DKB
Khóa 6 Trường Đại Học Tài Chính - Marketing !!!
Chúc bạn có những phút giây vui vẻ!

» Nếu đã có tài khoản, đăng nhập tại đây:«

» Chưa có tài khoản? Nhấn vào đây để đăng ký «

BÀI 6 - Các hệ số tài chínhXem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down
BG
BG
Thành viên cấp 6
Thành viên cấp 6
Nam
Tổng số bài gửi317
EQ1
Birthday05/04/1990
Join date : 16/01/2010
Reputation: 517

BÀI 6 - Các hệ số tài chính Vide
Bài gửiTiêu đề: BÀI 6 - Các hệ số tài chính,-Thu Feb 18, 2010 9:47 am






Trên
thực tế người ta thường sử dụng một số hệ số sau để đánh giá hiệu quả
sinh lợi của doanh nghiệp: hệ số tổng lợi nhuận; hệ số lợi nhuận hoạt
động; hệ số lợi nhuận ròng; hệ số thu nhập trên vốn cổ phần; và hệ số
thu nhập trên đầu tư.

Hệ số tổng lợi nhuận cho biết
mức độ hiệu quả khi sử dụng các yếu tố đầu vào (vật tư, lao động) trong
một quy trình sản xuất của doanh nghiệp.


Hệ số tổng lợi nhuận= (Doanh số-Trị giá hàng đã bán tính theo giá mua) / Doanh số bán

Trong thực tế khi muốn xem các chi phí này có cao quá hay không là đem
so sánh hệ số tổng số lợi nhuận của một công ty với hệ số của các công
ty cùng ngành, nếu hệ số tổng lợi nhuận của các công ty đối thủ cạnh
tranh cao hơn, thì công ty cần có giải pháp tốt hơn trong việc kiểm
soát các chi phí đầu vào.

Hệ số lợi nhuận hoạt động
cho biết việc sử dụng hợp lý các yếu tố trong quá trình sản xuất kinh
doanh để tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp.


Mức lãi hoạt động = Thu nhập trước thuế và lãi ( EBIT)/doanh thu


Hệ số này là thước đo đơn giản nhằm xác định đòn bẩy hoạt động mà một
công ty đạt được trong việc thực hiện hoạt động kinh doanh của mình. Hệ
số biên lợi nhuận hoạt động cho biết một đồng vốn bỏ ra có thể thu về
bao nhiêu thu nhập trước thuế. Hệ số lợi nhuận hoạt động cao có nghĩa
là quản lý chi phí có hiệu quả hay có nghĩa là doanh thu tăng nhanh hơn
chi phí hoạt động.

Hệ số lợi nhuận ròng phản ánh khoản thu nhập ròng (thu nhập sau thuế) của một công ty so với doanh thu của nó.

Hệ số lợi nhuận ròng = Lợi nhuận ròng/Doanh thu.

Trên thực tế mức lợi nhuận ròng giữa các ngành là khác nhau, còn trong
bản thân một ngành thì công ty nào quản lý và sử dụng các yếu tố đầu
vào (vốn, nhân lực..) tốt hơn thì sẽ có hệ số lợi nhuận ròng cao hơn.

Hệ số thu nhập trên vốn cổ phần (ROE) phản ánh mức thu nhập ròng trên vốn cổ phần của cổ đông.

ROE= Lợi nhuận ròng/Vốn cổ đông hay giá trị tài sản ròng hữu hình.

Hệ số này thường được các nhà đầu tư phân tích để so sánh với các cổ
phiếu khác nhau trên thị trường. Thông thường, hệ số thu nhập trên vốn
cổ phần càng cao thì các cổ phiếu càng hấp dẫn, vì hệ số này cho thấy
cách đánh giá khả năng sinh lời và các tỷ suất lợi nhuận của công ty
khi đem so sánh với hệ số thu nhập trên vốn cổ phần của các công ty
khác.

Hệ số thu nhập trên đầu tư (ROI) được sử dụng để xác định mức độ ảnh hưởng của biên lợi nhuận so với doanh thu và tổng tài sản.

ROI= (Thu nhập ròng/Doanh số bán) * (Doanh số bán/Tổng tài sản).

Mục đích của việc sử dụng hệ số ROI là để so sánh cách thức tạo lợi
nhuận của một công ty và cách thức công ty sử dụng tài sản để tạo doanh
thu. Nếu tài sản được sử dụng có hiệu quả, thì thu nhập và thu nhập
trên đầu tư sẽ cao.

Hệ số giá trên thu nhập (P/E) là một trong
những chỉ số phân tích quan trọng trong quyết định đầu tư chứng khoán
của nhà đầu tư. Thu nhập từ cổ phiếu sẽ có ảnh hưởng quyết định đến giá
thị trường của cổ phiếu đó. Hệ số P/E đo lường mối quan hệ giữa giá thị
trường (Market Price - PM) và thu nhập của mỗi cổ phiếu (Earning Per
Share - EPS) và được tính như sau:

P/E = PM / EPS


Trong đó giá thị trường PM của cổ phiếu là giá mà tại đó cổ phiếu đang
được mua bán ở thời điểm hiện tại; thu nhập của mỗi cổ phiếu EPS là
phần lợi nhuận ròng sau thuế mà công ty chia cho các cổ đông thường
trong năm tài chính gần nhất. P/E cho thấy giá cổ phiếu hiện tại cao
hơn thu nhập từ cổ phiếu đó bao nhiêu lần, hay nhà đầu tư phải trả giá
cho một đồng thu nhập bao nhiêu. P/E được tính cho từng cổ phiếu một và
tính trung bình cho tất cả các cổ phiếu và hệ số này thường được công
bố trên báo chí.

Nếu hệ số P/E cao thì điều đó có nghĩa là
người đầu tư dự kiến tốc độ tăng cổ tức cao trong tương lai; cổ phiếu
có rủi ro thấp nên người đầu tư thoả mãn với tỷ suất vốn hoá thị trường
thấp; dự đoán công ty có tốc độ tăng trưởng trung bình và sẽ trả cổ tức
cao. Hệ số P/E rất có ích cho việc định giá cổ phiếu. Giả sử người đầu
tư có cổ phiếu XYZ không được giao dịch sôi động trên thị trường, vậy
cổ phiếu đó có giá bao nhiêu là hợp lý? Chúng ta chỉ cần nhìn vào hệ số
P/E được công bố đối với nhóm các loại cổ phiếu tương tự với cổ phiếu
XYZ, sau đó nhân thu nhập của công ty với hệ số P/E sẽ cho chúng ta giá
của loại cổ phiếu XYZ.


BÀI 6 - Các hệ số tài chính

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang
Trang 1 trong tổng số 1 trang
* Viết tiếng Việt có dấu, là tôn trọng người đọc.
* Chia sẻ bài sưu tầm có ghi rõ nguồn, là tôn trọng người viết.
* Thực hiện những điều trên, là tôn trọng chính mình.
-Nếu chèn smilies có vấn đề thì bấm A/a trên phải khung viết bài
Quyền của bạnBạn không có quyền trả lời bài viết
09DKB :: FMG :: FMG :: Thông báo của FMG-
Design by Krish
Sử dụng mã nguồn Phpbb phiên bản 2.0
Copyright ©2008 - 2010

Create a forum on Forumotion | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất