09DKB
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

09DKB

Kinh doanh Bất động sản khóa 2009
 
Trang ChínhTrang Chính  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

Welcome to you!
»»--09DKB.forumvi.net--««
Chào mừng bạn đến với diễn đàn của lớp 09DKB
Khóa 6 Trường Đại Học Tài Chính - Marketing !!!
Chúc bạn có những phút giây vui vẻ!

» Nếu đã có tài khoản, đăng nhập tại đây:«

» Chưa có tài khoản? Nhấn vào đây để đăng ký «

BÀI 5 - Các hệ số hoạt độngXem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down
BG
BG
Thành viên cấp 6
Thành viên cấp 6
Nam
Tổng số bài gửi317
EQ1
Birthday05/04/1990
Join date : 16/01/2010
Reputation: 517

BÀI 5 - Các hệ số hoạt động Vide
Bài gửiTiêu đề: BÀI 5 - Các hệ số hoạt động,-Thu Feb 18, 2010 9:46 am


Các
hệ số hoạt động xác định tốc độ mà một công ty có thể tạo ra được tiền
mặt nếu có nhu cầu phát sinh. Rõ ràng là một công ty có khả năng chuyển
đổi hàng dự trữ và các khoản phải thu thành tiền mặt nhanh hơn sẽ có
tốc độ huy động tiền mặt nhanh hơn. Các hệ số sau đây và việc tính toán
được thiết lập dựa trên giả định rằng một năm có 360 ngày.




a. Hệ số thu hồi nợ trung bình:

Việc tìm ra kỳ thu hồi nợ bán hàng trung bình của một công ty sẽ cho
bạn biết công ty đó phải mất bao lâu để chuyển các khoản phải thu thành
tiền mặt. Lưu ý rằng doanh số bán thu tiền ngay được loại khỏi tổng
doanh thu.

Kỳ thu hồi nợ trung bình = Các khoản phải thu / (Doanh số bán chịu hàng năm /360 ngày).

Cũng như các hệ số khác, kỳ thu hồi nợ trung bình phải được xem xét
trong mối liên hệ với các thông tin khác. Nếu chính sách của công ty là
bán chịu cho khách hàng trong vòng 38 ngày thì thời hạn 45.8 ngày cho
thấy là công ty gặp khó khăn trong việc thu hồi nợ đúng hạn và cần xem
xét lại chính sách bán chịu của mình. Ngược lại, nếu chính sách thông
thường của công ty là ấn định thời hạn thu hồi nợ là 55 ngày, thì thời
hạn trung bình 45.8 ngày cho thấy chính sách thu hồi nợ của công ty là
có hiệu quả.

Cần chú ý là hệ số thu hồi nợ trung bình chỉ là
một số trung bình và có thể dẫn đến sự hiểu nhầm. Ví dụ, xem xét công
ty A và b, có cùng giá trị các khoản phải thu nhưng có thời biểu thu
hồi nợ khác nhau.

b. Hệ số thanh toán trung bình

Đối lập với các khoản phải thu là các khoản phải trả. Để tìm ra thời
hạn thanh toán trung bình đối với các khoản phải thu, ta chia các khoản
phải trả cho tiền mua hàng chịu mỗi năm

Thời hạn thanh toán trung bình = Các khoản phải trả / (Tiền mua chịu hàng năm/360 ngày).


c. Hệ số hàng lưu kho

Hệ số hàng lưu kho biểu thị số lượng hàng đã bán trên số hàng còn lưu
kho, hệ số này cho thấy khả năng dùng vốn vào các hàng hoá luân chuyển
cao, tránh được lưu kho bởi các mặt hàng kém tính lưu hoạt.

Hệ số hàng lưu kho = Giá trị hàng đã bán tính theo giá mua / Giá trị hàng lưu kho trung bình.

d. Hệ số nợ

Phản ánh tình trạng nợ hiện thời của công ty, có tác động đến nguồn vốn
hoạt động và luồng thu nhập thông qua chi trả vốn vay và lãi suất khi
đáo hạn. Tình trạng nợ của công ty được thể hiện qua các hệ số: hệ số
nợ; hệ số thu nhập trả lãi định kỳ; hệ số trang trải chung.

Hệ
số nợ hay tỷ lệ nợ trên tài sản cho biết phần trăm tổng tài sản được
tài trợ bằng nợ. Hệ số nợ càng thấp thì hiệu ứng đòn bẩy tài chính càng
ít và ngược lại hệ số nợ càng cao thì hiệu ứng đòn bẩy tài chính càng
cao.

Hệ số nợ = Tổng số nợ/Tổng tài sản

e. Hệ số nợ trên vốn cổ phần

Hệ số nợ được phản ánh thông qua hệ số nợ trên vốn cổ phần (D/E) và hệ
số nợ dài hạn trên tổng tài sản (LD/TA). Hệ số nợ trên vốn cổ phần biểu
thị tương quan giữa nợ dài hạn và vốn cổ phần. Mức cao thấp của hệ số
này phụ thuộc vào từng lĩnh vực kinh tế khác nhau.

Hệ số nợ
dài hạn trên tổng tài sản (LD/TA) so sánh tương quan nợ với tổng tài
sản của một công ty, và có thể cho biết những thông tin hữu ích về mức
độ tài trợ cho tài sản bằng nợ dài hạn của một công ty, hệ số này có
thể dùng để đánh giá hiệu ứng đòn bẩy tài chính của một công ty.

Hệ số nợ trên vốn cổ phần (D/E)= (Nợ dài hạn + Giá trị tài sản đi thuê)/ Vốn cổ phần.

f. Hệ số thu nhập trả lãi định kỳ.

Hệ số thu nhập trả lãi định kỳ. Việc tìm xem một công ty có thể thực
hiện trả lãi đến mức độ nào cũng rất quan trọng, và người ta đã sử dụng
hệ số thu nhập trả lãi định kỳ. Hệ số này đánh giá khả năng sử dụng thu
nhập hoạt động (thu nhập trước thuế và lãi- EBIT) để trả lãi của một
công ty, hệ số này cho biết công ty có khả năng đáp ứng được các nghĩa
vụ trả nợ lãi đến mức nào, thông thường hệ số thu nhập trả lãi định kỳ
càng cao thì khả năng thanh toán lãi của công ty cho các chủ nợ càng
lớn.

Hệ số thu nhập trả lãi định kỳ= EBIT/ Chi phí trả lãi hàng năm..


BÀI 5 - Các hệ số hoạt động

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang
Trang 1 trong tổng số 1 trang
* Viết tiếng Việt có dấu, là tôn trọng người đọc.
* Chia sẻ bài sưu tầm có ghi rõ nguồn, là tôn trọng người viết.
* Thực hiện những điều trên, là tôn trọng chính mình.
-Nếu chèn smilies có vấn đề thì bấm A/a trên phải khung viết bài
Quyền của bạnBạn không có quyền trả lời bài viết
09DKB :: FMG :: FMG :: Thông báo của FMG-
Design by Krish
Sử dụng mã nguồn Phpbb phiên bản 2.0
Copyright ©2008 - 2010

Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất